Loading

Friends

Top 13 virus máy tính đáng sợ nhất thời đạ

Virus dĩ nhiên luôn đáng sợ với người dùng máy tính, tuy nhiên giữa chúng cũng phân biệt đẳng cấp rõ ràng.
Virus máy tính là mối lo đáng ngại với toàn bộ những người dùng máy tính. Sự đáng sợ của virus thì không cần phải bãn cãi, tuy nhiên vẫn có những loại sâu nổi bật bởi nỗi kinh hoàng chúng mang lại. Sau đây sẽ là 13 nhân vật đình đám nhất trong những năm qua.
ILOVEYOU: Đây chỉ là loại sâu Visual Basic Scirpt đơn giản tàn phá mọi loại file trên máy tính. Với vẻ ngoài dưới dạng các bức thư tình, ILOVEYOU nhanh chóng lây lan qua mạng và “tàn sát” hơn 50 triệu nạn nhân chỉ trong một tháng. Có thể nói đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho mặt trái của tình yêu.
Here You Have: Tiếp nối người đàn anh ILOVEYOU ra đời trước đó 10 năm, sâu Here You Have lừa người sử dụng mở file đính kèm theo email, và sau đó là “bùm”. Tuy nhiên rất may mắn là chỉ cần tỉnh táo một chút là có thể ngăn chặn Here You Have, song điều này cũng nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận hơn khi mở các bức thư điện tử.
FakeAlert Trojan: FakeAlert Trojan đang gây được khá nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây bởi phong cách độc đáo của mình. Dưới lớp vỏ là các cảnh báo chống virus hết sức thuyết phục, người sử dụng thường ngây thơ click chuột và tự mở cửa mời Trojan này vào hệ thống. Chính bởi vậy mà những người nhiễm virus thường cảm thấy rất xấu hổ khi chính họ đã bị “lừa” mà chẳng hề hay biết.
Alureon: Cũng khá tương tự với FakeAlert Trojan, Alureon lấy thông tin về tài khoản và mật khẩu của người dùng để phục vụ cho các mục đích mờ ám. Đáng sợ hơn, virus còn chiếm quyền điều khiển và chuyển hướng các trình duyệt đến những đường link “bẩn”. Không chỉ có vậy, Alureon cũng thực sự khó bị tiêu diệt nếu khách hàng không có thêm máy tính phụ.
Fake Virus of Doom: Những người rỗi hơi vẫn luôn nghĩ ra những trò nghịch ngợm với máy tính, và Fake Virus of Doom là một thứ như vậy. Chỉ cần đưa một đoạn Flash đáng sợ vào thư mục Startup, bạn sẽ khiến ai đó khiếp vía với trò đùa này. Bạn có thể quan sát thêm clip bên trên để biết thêm chi tiết.
Kenzero: Là loại virus mới nổi chỉ vài tháng gần đây, Kenzero lây nhiễm khi người dùng sử dụng các mạng chia sẻ hàng ngang P2P. Theo đó, virus sẽ theo dõi thói quen lướt web của người dùng và đe dọa tung chúng lên mạng nếu nạn nhân không mua một phần mềm nào đó hay cài đặt các chương trình nhất định. Có thể nói Kenzero như là Robinhood của thời đại Internet vậy, mặc dù không ai chào đón.
BooNana: Apple quảng cáo rằng Mac OS chính là hệ điều hành an toàn nhất vì miễn nhiễm với virus. Tuy nhiên BooNana là minh chứng rõ ràng cho việc quảng cáo chỉ là quảng cáo. Về cơ bản, BooNana ăn cắp Facebook, Twitter và Myspace… song đáng sợ hơn khi virus đe dọa sẽ xóa bỏ đi tất cả những phép màu mà Steve Jobs đặt vào các sản phẩm của “Quả táo cắn dở”.
iKee: Thêm một sản phẩm nữa của Apple đã bị phá hoại. iKee thực sự không gây ra tác động gì quá lớn ngoại trừ việc biến những chiếc iPhone bẻ khóa có hình nền của anh chàng có tên Rick Astley.
AndroidOS FakePlayer: Bên cạnh iOS, Android của Google cũng chẳng thoát khỏi số phận trở thành mục tiêu của các tin tặc. Dưới lớp vỏ ngụy trang là phần mềm nghe nhạc, FakePlayer sẽ gửi những SMS đến các tổng đài có tính phí và làm chủ nhân của chú dế luôn rơi vào tình trạng tài khoản “về mo”.
Mariposa Botnet: Mặc dù đã được giải quyết song Mariposa vẫn thực sự đáng lo ngại bởi hai lí do. Thứ nhất, đây là 13 triệu máy tính bị liên kết lại bởi virus trong một mục đích xấu. Và thứ 2, botnet này là sản phẩm của 2 hacker nghiệp dư, nghĩa là những người tuy chỉ có hiểu biết căn bản về lập trình cũng đe dọa sự an toàn của cả cộng đồng rộng lớn.
Storm Worm 2: Xuất hiện lần đầu năm 2007, đây là botnet khét tiếng nhất trong những năm vừa qua. Với khả năng huy động tới 50 triệu máy tính, Storm Worm phiên bản đầu tiên thậm chí còn mạnh hơn cả sự kết hợp của 10 siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện tại. Không chỉ có vậy, phiên bản 2 của Storm Worm đã được McAfee cảnh báo rằng đã xuất hiện và đang lớn mạnh từng ngày.
Stuxnet: Được coi là phiên bản thô sơ của Skynet, mã nguồn của Stuxnet nguy hiểm hơn rất nhiều vẻ ngoài tầm thường được sử dụng: ăn cắp dữ liệu, gây lỗi và lây nhiễm hệ thống. Thật vậy, Stuxnet còn sở hữu khả năng tái lập trình PLC (Programmable Logic Controller – bộ điều khiển logic lập trình được), thứ được cho là mối đe dọa cực lớn đến các ngành công nghiệp hiện tại và cả hệ thống quân sự vốn sử dụng nhiều PLC.
Skynet: Mặc dù chưa hề ra đời nhưng Skynet chính là virus đáng sợ nhất phỏng theo bộ phim nổi tiếng Terminator. Sẽ ra sao nếu loài người liên kết lại với nhau trên cùng một mạng lưới và mọi mặt của cuộc sống đều trở thành mục tiêu của các tội ác công nghệ? Dĩ nhiên bảo mật và an ninh mạng sẽ phát triển cao hơn, song mối lo ngày tận thế bởi các cỗ máy siêu thông minh vẫn còn tiềm ẩn và đầy đe dọa. Vậy nên câu hỏi rằng con người có phải gửi các cá nhân xuất sắc trở lại quá khứ hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More