Loading

Friends

Hướng dẫn upload tài liệu lên tài khoản Google Docs với 1 thao tác

- Google Docs là 1 giải pháp xử lý và lưu giữ tài liệu, văn bản trực tuyến với đầy đủ chức năng, nhưng khoảng thời gian mỗi lần truy cập vào site chứa dữ liệu là khá lớn. Sau đây, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn tiện ích Desktop Gadget có thể giúp người dùng upload tài liệu chỉ với thao tác đơn giản kéo và thả.

Đường dẫn tải Cloud Driver gadget.

Thông tin chính thức từ nhà phát triển: http://www.criticaltick.com/

Truy cập vào đường dẫn tải Cloud Driver Gadget, nhấn nút Download để tải chương trình về máy:

Đây là gadget của 3rd party, do đó hệ thống sẽ hỏi để xác nhận bạn có muốn tải ứng dụng về máy hay không. Chọn Install:

Sau khi quá trình tải hoàn tất, chọn tiếp Install để bắt đầu cài đặt:

Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ thấy ứng dụng gadget này xuất hiện trên desktop, hoặc trực tiếp thêm từ thư việc gadget cũng được:

Tiếp theo, bạn cần thêm tài khoản Google để có thể upload dữ liệu, nhấn vào nút có biểu tượng gear để mở cửa sổ Options:

Tiếp đó, khai báo thông tin tài khoản đăng nhập và chọn OK. Hoặc chọn thẻ Advanced Key với nhiều tính năng hơn như xem trước các tài liệu upload gần đây nhất, truy cập file 1 cách nhanh chóng. Để sử dụng chức năng này, người sử dụng cần tài trợ 1 khoản nho nhỏ để đóng góp cho nhà phát triển:

Và bây giờ, mọi việc đã đơn giản hơn rất nhiều, chỉ việc kéo và thả dữ liệu vào biểu tượng gadget:

Biểu tượng của gadget sẽ thay đổi, và hiển thị chế độ đang upload dữ liệu:

Quá trình upload kết thúc, gadget sẽ thông báo với người sử dụng. Tùy vào tốc độ kết nối Internet mà quá trình này sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm.

Sau đó, bạn có thể tiến hành các thao tác bình thường khác như chỉnh sửa nội dung, biên tập văn bản …

Trên đây là 1 tiện ích nho nhỏ có thể giúp bạn rất nhiều trong việc chỉnh sửa, đặc biệt là lưu trữ tài liệu Google Docs 1 cách nhanh chóng và tiện lợi. Chúc các bạn thành công!

Tạo đĩa sao lưu đầy đủ driver dành cho Windows XP với DriverPacks Base

- Đối với những nhân viên kỹ thuật máy tính, hoặc bộ phận quản lý hệ thống máy tính cho 1 công ty nào đó… do tính chất yêu cầu của công việc, họ sẽ thường xuyên phải cài lại hệ điều hành cho người sử dụng. Và những khó khăn thường thấy nhất của họ là việc tìm driver thích hợp cho nhiều dòng mainboard khác nhau như card mạng, sound, card màn hình … vì phần lớn người dùng không bao giờ giữ lại đĩa driver nguyên bản đi kèm với mainboard. Trong bài viết sau, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn cách khắc phục điều này với công cụ hỗ trợ sẵn có của DriverPacks.

Trước tiên, copy tất cả các file từ đĩa cài đặt Windows XP tới 1 thư mục bất kỳ nào đó, ở đây là C:\XPSOURCE:


Tải chương trình DriverPacks Base và đặt file tự giải nén đó ở 1 thư mục khác, ví dụ như C:\DriverPacks. Chạy file DriverPacks Base và giải nén toàn bộ file đi kèm tới thư mục vừa chọn:


Truy cập vào trang DriverPacks và tải gói driver phù hợp nhất. Mỗi gói driver dạng nén này sẽ có đủ cho Chipset, CPU, Graphics, LAN, MassStorage, Sound và WLAN. Copy những gói này tới thư mục C:\DriverPacks\DriverPacks (không cần phải giải nén, giữ nguyên dạng *.7z).

Tiếp theo, chạy file DPs_BASE.exe tại thư mục C:\DriverPacks. Chọn ngôn ngữ phù hợp và Next. Khi chuyển tới trang hỏi bạn về vị trí của nền tảng chính, hãy chắc chắn đang chọn “disc”, sau đó nhấn Next và trỏ tới C:\XPSOURCE. Chương trình sẽ tự động nhận diện phiên bản hệ điều hành. Bấm tiếp Next:


Chọn các gói bạn cần ghép và bấm Next. Chọn tiếp “method 1” > Next:


Bấm Slipstream để bắt đầu quá trình. Nếu di chuyển tới thư mục gốc C:\XPSOURCE, bạn sẽ thấy có 1 thư mục “$OEM$” đang được tạo. Sau khi quá trình này kết thúc, hãy ghi toàn bộ thư mục “D” từ “Source Folder \$OEM$\$1\” vào đĩa CD.

Như vậy là bạn đã hoàn thành quá trình tạo đĩa sao lưu tất cả driver mới nhất dành cho Windows XP. Nếu muốn ghi ra đĩa DVD thì chỉ cần tải về, giải nén và ghi thư mục D đó vào đĩa là ổn. Tại sao chúng ta lại làm những bước trên là do gói driverpacks nguyên bản có dung lượng lên đến 1.3GB, nhưng khi sử dụng DriverPacks Base thì chỉ mất đúng 700MB. Chúc các bạn thành công!

Reset password BIOS ngay trong Windows với CMOS De-Animator

- Có lẽ nhiều người đã quen với phương pháp gỡ bỏ mật khẩu BIOS bằng cách tháo pin CMOS ra và chờ trong khoảng 5 phút, hoặc đọc theo hướng dẫn để thay đổi vị trí jumper. Nhưng với máy tính đồng bộ, ví dụ như HP thì việc này trở nên rất phức tạp và khó khăn. Tất cả những cách thông thường đều không có kết quả, hy vọng duy nhất của người dùng trong trường hợp này là liên lạc với bộ phận hỗ trợ của HP và chờ phản hồi từ phía họ – đó là trong thời gian bảo hành của sản phẩm, còn nếu thiết bị của bạn đã hết hạn thì chúng ta sẽ phải nhờ đến các chuyên gia kỹ thuật – việc làm này sẽ mất phí. Trong bài viết sau, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn 1 công cụ miễn phí nhưng hữu hiệu để phá / khôi phục mật khẩu BIOS trong môi trường Windows.

CMOS De-Animator là 1 công cụ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí (bản 32bit hoặc 64bit), có thể làm mất hiệu lực của quá trình kiểm tra bộ nhớ CMOS, reset tất cả các thiết lập về mặc định và xóa toàn bộ mật khẩu của BIOS (nếu có) trong lần khởi động lại tiếp theo. Chương trình vô cùng đơn giản, dễ sử dụng, chỉ có 1 file chạy duy nhất. Trong toàn bộ quá trình hoạt động, bạn sẽ nhận được thông báo để bắt đầu thực hiện hoặc thoát khỏi chương trình, các thông điệp báo lỗi và bảng hiển thị kết quả thành công. Hiện này, chương trình đã có phiên bản 1.0, tương thích với tất cả các môi trường Windows, bao gồm cả 32 hoặc 64 bit (việc lựa chọn đúng bản 32 hoặc 64 bit cực kỳ quan trọng):


Mặc dù chương trình có thông báo rằng không cần hoạt động trong tài khoản Administrator, nhưng các bạn nên đăng nhập vào tài khoản này để thực hiện lại quá trình nếu mật khẩu BIOS chưa được reset trong lần trước đó. Chương trình đã được thử nghiệm và thành công trên những máy tính đồng bộ như Dell hoặc HP, tất cả đều mang lại kết quả tốt.

Lưu ý rằng 1 số ứng dụng bảo mật sẽ cảnh báo rằng đây là chương trình độc hại vì nó có khả năng thay đổi thông tin BIOS. Nhưng thực chất đây là cảnh báo sai, các bạn có thể bỏ qua và sử dụng chương trình bình thường. Chúc các bạn thành công!

Cấm đăng nhập Yahoo! Messenger chỉ với một câu lệnh

http://www.quantrimang.com.vn/photos/image/092010/17/Ym.jpg
Yahoo! Messenger là tiện ích không thể thiếu trong mỗi máy tính của chúng ta hiện nay, tuy nhiện việc lạm dụng nó quá mức sẽ khiến bạn phải tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó nếu trong gia đình bạn có người "nghiện chat", thủ thuật sau sẽ cấm đăng nhập vào Yahoo! Messenger chỉ với 1 câu lệnh rất nhỏ gọn

Bạn có thể làm theo các bước sau:

- Truy cập vào: C:\WINDOWS\system32\drivers\etc

- Bạn dùng Notepad để mở file hosts trong đó ra

- Bạn xuống cuối văn bản và thêm vào dòng: 127.0.0.1 login.yahoo.com

- Lưu lại là OK

Đến đây bạn hãy thử đăng nhập vào Yahoo! Messenger xem, chắc chắn là báo lỗi. Nếu muốn đăng nhập bình thường trở lại, bạn có thể xoá file hosts đi là OK.

Download bộ hình nền Final Fantasy VII đẹp mắt

- Dù bạn không phải là game thủ hoặc chưa từng chơi qua, nhưng bộ sưu tập hình nền với chủ đề Final Fantasy VII dưới đây vẫn có thể giúp cho màn hình desktop của bạn trở nên đẹp mắt hơn.

Final Fantasy là series game nhập vai nổi tiếng của hãng Square Enix, có lượng tiêu thụ khổng lồ với hơn 97 triệu bản bán ra. Nhắc đến Final Fantasy, cho dù là game thủ nghiệp dư hay chuyên nghiệp, thậm chí cả những người không rành về game cũng ít nhiều biết đến, bởi những hình ảnh đồ họa đẹp mắt và những hình nền hoành tráng và độc đáo.

Final Fantasy (FF) VII là tựa đề game nổi bật trong serie game của Final Fantasy, với cốt truyện hấp dẫn, nội dung lôi cuốn… FF VII dù ra đời cách đây khá lâu nhưng đến tận bây giờ vẫn được đón nhận nhiều sự yêu mến và ủng hộ của đông đảo game thủ trên toàn thế giới.

Nếu bạn không phải là game thủ, nhưng lại yêu thích những hình ảnh với phong cách truyện tranh/hoạt hình nhật bản, hoặc muốn sử dụng những hình ảnh với đồ họa đẹp mắt để trang trí cho hình nền của desktop, thì bạn không nên bỏ qua bộ hình nền với chủ đề Final Fantasy VII dưới đây.

Download trọn bộ hình nền với đầy đủ kích cỡ tại đây.

Các hình ảnh có trong bộ hình nền:
























Lưu ý: khi thay đổi hình nền cho desktop, bạn nên chọn chế độ hiển thị hình ảnh Center hoặc Tile để hình nền không bị vỡ hoặc bị thay đổi kích cỡ.

Hướng Dẫn Chụp Screenshot cho Video!!

Screenshot là gì??

Screenshot (hay là SS) là những file ảnh được chụp để mô tả chất lượng và nội dung của video.

Screenshot có 2 loại:
Dạng Image: là file ảnh chụp lại để so sánh đánh giá chất lượng video.
Dạng Thumbnail: là file ảnh tổng hợp toàn bộ nội dung của file video bằng cách chụp lại các thumbnails của file được chia theo từng khoảng thời gian nhất định phụ thuộc vào độ dài-ngắn của video đó. Dùng để kiểm tra lướt sơ hình ảnh của video!!

Cách chụp Screenshot bằng Media Player Classic: ( Download here)

Bạn download về rùi cài Media Player Classic (MPC) zô nhé!!



Chọn Video cần tạo Screenshot và mở bằng MPC.

Chụp Screenshot dạng Image:



Vào File chọn Save Image (Hoặc bấm tổ hợp Alt +I):

Sẽ hiện lên màn hình sau:



Chọn đường dẫn đến thư mục cần lưu hình.
Đặt tên hình(có thể đặt theo số 1,2,3,4... để dễ kiểm soát)
Chọn định dạng ảnh là JPEG để size nhỏ tiện cho việc upload lên host.
Click Save.

Kết quả cuối cùng:



Chụp Screenshot dạng Thumbnail:



Vào File chọn Save Thumbnails

Sẽ hiện lên màn hình như sau:



Chọn đường dẫn đến thư mục cần lưu hình.
Đặt tên hình (thumbnail chẳng hạn..)
Chọn định dạng ảnh là JPEG để size nhỏ tiện cho việc upload lên host.
Phần thumbnail chọn số dòng và số cột thì nên để value 4
Image Width: chọn 1280 chẳng hạn ^^!
Click Save.

Kết quả được như sau:



Notes: Nếu MPC báo lỗi, ko lấy thumbnail hay chụp screenshot được, bạn vào Play–> Option (Hoặc ấn tắt phím O) –> Play back –> Output –> thay đổi các lựa chọn trong DirectShow Video (mặc định ban đầu ở Overlay Mixer*) –> sẽ có lựa chọn phù hợp với máy tính của bạn, thế là có thể lấy Screeshot được rồi.



(Bạn thay đổi thành System Default hay VMR7, VMR9... rồi Save Thumbnails thử coi có được chưa, sẽ có 1 chọn lựa phù hợp và tạo được Screenshots)
Nếu ko được nữa thì bó tay.com phải nhờ cao nhân khác vậy


Cách chụp Screenshot bằng Gom Player: ( Download here)

Nếu ko có điều kiện chụp Screenshot bằng MPC hoặc chụp ko được thì giải pháp thay thế là chụp bằng chương trình Gom Player.(nhưng chỉ chụp được dạng image thui ^^!)

Bạn down về cài đặt rùi chọn video cần mở Gom Player lên nhé!!



Sẽ hiện lên màn hình sau:



Click phải chuột vào phần hình ảnh >> Video >> Save the current frame. Vậy là xong.
Sau khi đã xong thì tiếp tục click phải vào phần hình ảnh >> Video >> Open the capture folder để lấy ảnh.


Cách chụp Screenshot bằng KMPlayer: ( Download here)

Bạn download KMplayer về cài đặt rùi mở lên với video cần chụp Screenshot nhé (hướng dẫn chụp dạng image thui^^!)!!



Click chuột phải vào phần hình ảnh -> Options -> Advanced Menu

Sau đó lại tiếp tục click chuột phải vào phần hình ảnh -> Capture -> Frame: Quick Capture



Sau khi chụp xong thì cũng ở menu Capture, chọn Open Capture Folder để lấy ảnh (ở gần cuối)

Cách chụp Screenshot bằng VLC Media Player: ( Download here)

Bạn download VLC Media Player về cài đặt rùi mở lên với video cần chụp Screenshot nhé (hướng dẫn chụp dạng image thui^^!)!!



Click Chuột Phải vào phần hình ảnh -> Video -> Snapshot
Hình ảnh sẽ được lưu ở thư mục My Pictures

Thuật ngữ Shipping Terms

http://www.finnlines.com/var/ezwebin_site/storage/images/media/images/laivaehto_lastaus/14731-1-eng-US/laivaehto_lastaus.jpg

Các Thuật Ngữ trong Shipping Terms cho bạn nào cần. Có cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.
Bạn nào download thì comment 1 cái nha! Lâu quá chưa được cái nào đang ngứa đây!

Linkdown: Ở Đây

Những khách sạn độc đáo nhất thế giới

- Sự phát triển của ngàng du lịch đã kéo theo những bước đột phá trong ngành công nghiệp khách sạn với những thiết kế ít ai hình dung ra được. Những khách sạn này hầu như chỉ dành cho khách hàng đại thượng lưu vì giá thuê “cắt cổ”.


1. Khách sạn Burj Al Arab

Burj Al Arab (BAA), là khách sạn đầu tiên loại 7 sao đã đi vào hoạt động, hiện được xem là khách sạn sang trọng bậc nhất trên thế giới. BAA có thiết kế như một cột buồm khổng lồ, cao 321 mét, tổng diện tích là 8.000m2 và nằm trên một hòn đảo nhân tạo, thuộc Các Tiểu Vương quốc Árập Thống nhất. Công trình do kiến trúc sư Tom Wright thiết kế và tổng số vốn xây dựng là 650 triệu USD.

BAA còn có một sân bay cũng độc đáo không kém, được thiết kế nằm chơ vơ trên nóc toà nhà. BAA có nội thất được kiến trúc theo phong cách của cả Âu lẫn Á, mang vẻ đẹp huyền bí với 30 loại đá cẩm thạch, đặc biệt khuôn viên của KS được trát vàng lá 22 cara, giá phòng từ 1.000 USD đến trên 28.000 USD/đêm.

2. Khách sạn 3 cái rọ

Đây là một quần thể khách sạn có hình 3 cái rọ. Chúng độc đáo ở chỗ người ta có thể di chuyển chúng đến nơi nào mình muốn. Dự kiến giá thành để xây dựng lên đến 104 triệu USD, đây là sản phẩm do các kiến trúc sư Anh thiết kế.

3. Khách sạn đảo nổi nhân tạo

Khách sạn là 1 khu nghỉ dưỡng 7 sao, có tên là Apeiron, với tổng diện tích sàn là 200.000m2. Khách sạn này cao 185 mét, gồm 350 phòng hạng cực sang, dự kiến giá thành khoảng 500 triệu USD. Tại đây, tất cả các dịch vụ đều thuộc loại hạng sang gồm các bải biển biệt lập, các khu mua sắm, phòng trưng bày nghệ thuật, các khu spa, các phòng hội nghị….Đề án về khách sạn đã được hoàn thành bởi nhà thiết kế Sybarite.

4. Khu nghỉ dưỡng thế giới nước

Dự án này do tập đoàn kiến trúc Atkin Group thiết kế đã được trao giải kiến trúc mang tầm cỡ thế giới năm 2007 và hiện đã hoàn thành phần ý tưởng. Khách sạn sẽ toạ lạc tại Songjiang (Trung Quốc), gồm có 400 phòng kể cả phần ngầm dưới nước.

5. Khu nghỉ dưỡng dưới đáy đại dương

Poseidon là khu khu nghỉ dưỡng đầu tiên nằm dưới đáy đại dương sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2008. Công trình nằm ngoài quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương. Đến đây du khách sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn hảo của biển, của những rặng san hô. Dự kiến chi phí xây dựng là 105 triệu USD, giá thuê 1 phòng hạng sang là 15.000 USD/người/đêm.

6. Kỳ quan 10 sao Hydropolis

Kỳ quan này toạ lạc tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Á rập Thống nhất. Dự án có sự tham gia của 150 công ty lớn trên thế giới. Dự án thiết kế bởi Joachim Hauer với có tổng diện tích là 335.280 m2, trị giá ước tính 500 triệu USD, bao gồm các hạng mục các siêu thị, các khu biệt thự… Có điều đáng kinh ngạc là dưới độ sâu 18 mét dưới mực nước biển của kỳ quan Hypropolis là một bệ phóng tên lửa… để phòng ngự.

7. Khách sạn trên mặt trăng Lunatic

Dự án này do Hans- Jurgen Rombaut thuộc Viện nghiên cứu kỹ thuật Rotterdam (Hà Lan) thiết kế, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2050, công trình có tên là Cỗ máy cảm xúc. Khách sạn này khá xa lạ với các loại hình khách sạn hiện có, nơi đây sẽ giúp cho con người thỏa mãn những cảm giác về một môi trường không động lực. Khách sẽ cư trú trong những modun như những con tàu không gian dành cho du khách tham quan vũ trụ.

8. Khách sạn bay

Thực chất, khách sạn này là một khinh khí cầu nặng 400 tấn, có nhiệm vụ chuyên chở du khách vào vũ trụ với những dịch vụ sang trọng. Khách sạn bay có kích cỡ bằng 2 sân bóng đá, được treo lơ lững trong không gian nhờ vào 14 triệu mét khối khí Heli. Năng lượng dùng trên khách sạn bay là điện và khí Hydro.

Khách sạn bay được thiết kế bởi Igor Pastermark. Nó trang bị một hệ thống cánh quạt 6 động cơ, có sức chứa 250 hành khách, bay với tốc độ 278km/giờ ở độ cao 2.438 mét.

9. Khách sạn Ngân Hà

Nhà thiết kế Xavier Claramunt đang lên kế hoạch thiết kế 1 tổ hợp khách sạn không gian. Tổng thể khách sạn có 22 phòng, kích thước 7m x 4m/1phòng với nhiều kiểu dáng kiến trúc khác nhau. Đây là dự án kiến trúc không gian đầu tiên của con người và hiện dự án đang chờ nhà đầu tư.

10. Trung tâm Thương mại không gian Skywalker

Toàn thể khu khách sạn thương mại này hoạt động nhờ năng lượng mặt trời, do tập đoàn không gian Bigelow Las Vegas (Mỹ) thiết kế. Khu trung tâm thương mại này cách địa cầu 515 km, chương trình dự kiến hoàn thành năm 2015 với chi phí là 500 triệu USD, dự kiến giá thuê là 1 triệu USD/người/đêm.

Câu chuyện 10 cây cầu đẹp nhất thế giới

Cây cầu dài nhất thế giới - Brooklyn ở thành phố New York là công trình đáng ngưỡng mộ của hai thế hệ cha và con nối tiếp, của vợ và chồng...

Chắc hẳn bạn có nghe đến những cái tên của các cây cầu cổ điển đẹp nhất thế giới. Đã bao giờ bạn tìm kiếm cái gì khác ngoài những cái tên đó chưa? Thực tế là mỗi sự vật đều ẩn chứa những câu chuyện thú vị cho riêng nó. Và mỗi cây cầu cũng vậy, đó không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một kỳ công tuyệt diệu của ngành công nghiệp, hay một lớp người.
Hãy xem danh sách những cây cầu cổ điển đẹp nhất thế giới:
1. Golden GateBridge
Golden Gate Bridge là biểu tượng của không chỉ Sanfrancisco (Mỹ) nói riêng mà của cả hệ thống các cầu treo nói chung. Vì vậy thật quá đỗi khó khăn cho bất kì ai hình dung ra được giây phút chiếc cầu này biến mất.

Trước khi Golden Gate hoàn thành, hầu hết mọi người cho rằng xây dựng nó là nhiệm vụ bất khả thi. Năm 1916, người ta nói đến ý tưởng về một cây cầu bắc qua vịnh Golden Gate, vịnh chia cắt San Francisco Penisula và Marin Headlands.

Mặc dù ý tưởng đó ngay lập tức bị bác bỏ bởi chi phí xây dựng được cho là quá đắt đỏ (khoảng 100 nghìn đô), nhưng một công nhân xây dựng kì cựu tên là Joseph Strauss đã thực hiện chiến dịch vận động hành lang kéo dài suốt hai thế kỉ nhằm hiện thực hóa ý tưởng kể trên.

Khi đó, cầu Golden Gate vấp phải sự chống đối quyết liệt từ nhiều phía: Vụ chiến tranh cho rằng nó sẽ chen ngang vào giao thông của tàu thuyền và tổ chức đường xe lửa Nam Thái Bình Dương cũng xem cây cầu là vật cản đối với dịch vụ kinh doanh tàu bè của họ.

Thoạt đầu, công chúng thậm chí còn tỏ ra ghét bỏ cây cầu này bởi thiết kế ban đầu của Strauss quá xấu. Tuy vậy, sau 22 năm tìm nguồn vốn hỗ trợ, chiếc cầu tuyệt đẹp đã hiện diện trong cuộc sống tại vịnh Golden Gate. (Ảnh: SF Museum)

Màu sơn hiện tại của Golden Gate Bridge thực ra không hoàn toàn là màu đỏ - đó là màu cam pha sắc đỏ son, mà người ta vẫn gọi là International Orange. Màu sắc của cây cầu đã được chọn lựa rất tỉ mỉ bởi nó chính là yếu tố giúp làm nổi bật hình ảnh của chính Golden Gate giữa sương mù.

Quá trình thi công cây cầu mất tới hơn 4 năm, tốn khoảng 27 nghìn USD. Và Strauss nhận được phần thưởng 1 nghìn USD cho công sức bỏ ra của mình.



2. Tower Bridge

Sẽ thật buồn cười khi người ta nói về chuyện tắc đường trong các thời kì trước đây tại Anh quốc. Tuy vậy, đó chính là lí do khiến nước này quyết định xây dựng Tower Brige tại London: vùng đất phía đông thành phố phát triển nhanh tới mức việc lưu thông các phương tiện trong thành phố trở nên quá tải. Thế là Lodon quyết định xây một cây cầu mới.
Người ta bắt đầu thi công cây cầu từ năm 1886, quản đốc thi công là kiến trúc sư Horace Jones và kĩ sư John Wolfe Barry.

Thiết kế tổng thể là xây dựng một cây cầu với hai ngọn tháp trên khu vực đập ngăn sóng nhằm tránh làm cản trở quá trình giao thông của cảng gần đó.

Một năm sau thi công, kiến trúc sư Jones mất, thế vào vị trí của ông là George D. Stevenson, người sau đó đã chỉnh sửa một số phần trong bản thiết kế ban đầu. Theo Stevenson, ông muốn Tower Brigde phải có cái gì đó hòa hợp và đồng điệu với Tháp London, vì vậy ông bỏ thiết kế ốp gạch bên ngoài chiếc cầu đi, thay vào đó, ông chọn kiến trúc Gothic Victoria.

Khi cây cầu được khánh thành vào năm 1894, nó nhận được nhiều lời bàn tán mang tính tiêu cực từ phía công chúng “Tower Brigde… quá phô trương và bóp méo nền kiến trúc thật sự…” (Nguồn: Waddell, J., Kiến trúc công trình cầu đường, Google Books).

Thế nhưng, dần dần, Tower Brigde trở thành điểm nhấn nổi bật nhất của London.

3. Brooklyn Bridge

Năm 1855, kĩ sư John Roebling bắt đầu các nét phác thảo đầu tiên cho cây cầu treo dài nhất thế giới này, với những ngọn tháp sừng sững cao nhất Tây bán cầu: cầu Brooklyn ở New York (Mỹ).

Roebling phải mất tới hơn 14 năm để thuyết phục cả thành phố xây dựng cây cầu này.

Sau khi nhận được quyết định chấp thuận cho thi công cây cầu, Roebling đã bị gãy chân khi đang đi khảo sát thực địa. Ba tuần trước thời điểm diễn ra lễ động thổ, ông mất vì bệnh uốn ván.

Con trai ông, một kĩ sư tên Washington Roebling đảm đương trách nhiệm dang dở của cha.
Đến năm 1872, Washington mắc bệnh khí ép khiến ông rất khó nhìn, nói chuyện hoặc viết được. Vợ ông, Emily Warren Roebling, lại tiếp tục đảm đương vai trò trợ lý đắc lực của chồng. Trong suốt 9 năm, bà học kĩ năng máy móc khi cần thiết và tới công trường để truyền tải thông tin chỉ đạo từ Washington cho công việc thi công. Trong khi đó, Washington quan sát cả quá trình thi công bằng ống nhòm từ trong phòng riêng của ông.
Đến khi khánh thành cây cầu, Emily được vinh dự là người đầu tiên thông cầu. Washington mất năm 1926.

Một điều thú vị về cây cầu: Brooklyn bám trụ cực kì vững chắc trong khi những cây cầu xây dựng trong cùng khoảng thời gian với nó bị sụp đổ.



4. The Wind and Rain Bridge

The Wind and Rain Bridge (Cầu mưa và gió) là công trình xây dựng của người Dong (một nhóm dân tộc thiểu số) tại Trung Quốc. Chính môi trường sống trong những vùng đất thấp, bao quanh bởi nhiều thung lũng và sông nước nên người Dong là những người thợ xây cầu cừ khôi.

Người ta gọi cây cầu này với cái tên The Wind and Rain Bridge bởi nó không chỉ giúp người Dong vượt sông an toàn, mà còn bảo vệ họ khỏi những yếu tố gây họa khác.

Người Dong không dùng đinh và vít để xây dựng cây cầu, mà họ dùng các mộng gỗ để khớp chúng lại với nhau.

Cầu Chenyang, cây cầu bắc qua dòng Linxi, gần làng của người Dong, được xem là chiếc “cầu mưa gió” lớn nhất và đẹp nhất. Chenyang có tuổi thọ gần 100 năm, và cũng giống như những chiếc cầu “gió và mưa” khác, người ta xây dựng nó mà không dùng đến bất kì chiếc đinh vít nào.

5. Ponte Vechio


Đây là chiếc cầu bắc qua sông Arno. Ponte Vechio còn hơn cả một chiếc cầu, nó là đường phố, là nơi họp chợ và hơn hết, là mốc đánh dấu của xứ Florence, Ý.

Cây cầu được xây dựng vào năm 1345 bởi Taddeo Gaddi. Gaddi tìm nguồn vốn để xây dựng cây cầu bằng cách cho các thương nhân tại Florence thuê dọc hai bên cầu để bày bán hàng hóa của họ.

Tồn tại được qua các trận lũ lớn, thì đến suốt Thế chiến thứ II, cây cầu phải đối mặt với nguy cơ bị chôn vùi khi những trận bom liên tục của người Đức đang thổi tung từng chiếc cầu tại Florence. Đây là hành động phá hoại Ponte Vechio có chủ định và chỉ đạo từ Hitle.

Người ta có thể tự hào khi nói rằng: từ “bankruptcy” (tiếng Việt là “phá sản”) có gốc gác từ Ponte Vechio. Khi một thương gia không còn đủ khả năng trả nợ, thì binh lính ở đây sẽ đập vỡ cái bàn (hay “banco”) mà người đó hay dùng để bán hàng. Một khi không còn cái bàn đó nữa, nghĩa là người bán hàng đấy bị phá sản.

6. Covered Bridges
Người ta gọi là Covered Bridges (Những cây cầu mái che) bởi đơn giản đây là cây cầu lưu thông một làn đường, được đóng mái che phủ và vách gỗ kín hai bên hông cầu.

Những cây cầu mái che bắt đầu nổi tiếng khi chúng xuất hiện trong bộ phim The Bridges of Madison County của Clint Eastwood công chiếu năm 1995.

Trước đó, người dân khắp Châu Ấu và đặc biệt là Bắc Mĩ luôn tự hào về hàng trăm cây cầu như thế này được xây dựng trong thị trấn của họ. Người ta gọi chúng bằng những cái tên trìu mến “kissing loves” hay “tunnels of love”.

Cuối thế kỉ 19, gỗ ở đây rẻ bèo và rất nhiều, nên điều đó là tự nhiện khi chúng được làm bằng gỗ. Nhưng tại sao lại phải đóng mái cho chúng? Thật đơn giản, đây vốn là nơi hò hẹn của các đôi tình nhân và cũng bởi nếu có các vách gỗ che chắn khỏi các yếu tố phá hoại thì các thanh xà cầu sẽ có tuổi thọ lâu hơn.

Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân: bị cháy, bị trộm gỗ hoặc sự thờ ơ của con người mà hầu hết các chiếc cầu mái che ở Mỹ và Canada gần như biến mất.
Cầu “Kissing Bridge” - cầu mái che ở Đông Montrose, bắc qua sông Grand, Ontatio, Canada.
Cầu che Pisgah ở Nam hạt Randolph, thuộc bắc Carolina. Bị bão lũ cuốn đi trong năm 2003, nhưng sau đó cây cầu được xây lại với 90% nguyên liệu gỗ. Hiện nay, đây là một trong hai cây cầu lịch sử còn sót lại của bang này.
7. Iron Bridge
Điểm đặc biệt của Iron Bridge (Cầu sắt): là cây cầu đầu tiên được làm từ sắt đúc.


Cuối thế kỉ 18, vùng Shropshire nổi tiếng vì giàu các quặng sắt và than đá. Nên rất dễ thấy rằng tại sao người ta lại chọn chất liệu tốt hơn gỗ này để xây dựng cây cầu.
Kiến trúc sư Thomas Farnolls Prichart là người khảo sát từng nhịp cầu để đảm bảo cho khả năng tàu thuyền qua lại bên dưới dễ dàng, nhưng ông đã mất trước khi cây cầu được thi công. Vì thế nên việc xây dựng cây cầu do một quản đốc tên Abraham Darby III đảm nhận.

Ông này đã sử dụng khoảng 400 tấn sắt và 800 khuôn đúc để phục vụ cho quá trình thi công cây cầu. Phải mất tới ba tháng để ghép những tấm sắt đúc này lại với nhau.

Cây cầu sắt đóng vai trò to lớn trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp. Tuy vậy, Darby lại không nhận được những gì ông đáng được hưởng do đánh giá thấp chi phí xây dựng cầu, vì thế cho đến cuối đời, ông vẫn ngập trong nợ nần.

8. Bridge of Sighs

Cuối thế kỉ 19, tại Venis (Ý), người ta xây dựng một cây cầu bắc qua sông Rio di Palazzo, nối nhà tù Doge với khu thẩm vấn tội phạm tại đây, đó là cầu Brige of Sigh (tiếng Ý là Ponte dei Sospiri/ tiếng Việt là: cầu của những tiếng thở dài).

Giả thiết cho rằng có cái tên đấy là để chỉ nuối tiếc của những người tù khi trông ra các ô cửa sổ, vô vọng vì họ không còn cơ hội được thấy Venis tươi đẹp trước khi bị bỏ tù, chịu án tử hình, hoặc chung thân.

Cây cầu được xây dựng bởi Antonio Contino, năm 1600. Có một truyền thuyết ở đây cho rằng nếu những đôi tình nhân hôn lên những chiếc thuyền đáy trên con sông đào mà Bridge of Signs bắc qua lúc hoàng hôn thì tình yêu của họ sẽ mãi mãi vững bền.

9. Pont du Gard


Pont du Gard là cây cầu bắc qua sông Gard ở phía Nam nước Pháp, được mệnh danh là một kiệt tác Roma cổ.

Cây cầu lúc đầu được xây dựng không phải với mục đích giao thông đi lại, mà thực ra là một máng nước dài khoảng 50km, có sức chứa 5 nghìn ga-lông nước (tương đương 20.000m3), đươc làm bẳng những tảng đá đẽo gọt đặt khít vào nhau một cách hoàn hảo mà không dùng vữa, có những tảng đá nặng tới 6 tấn.

Cầu đươc xây vào thời kỳ 63-12 BC, là công trình của Marcus Vipsanius Agrippa, con rể của vua Caesar Augustus.

10. Khaju Bridge

Cầu Khaju đươc xây vào thế kỷ thứ 17 tại Isfahan, Iran. Không chỉ đơn giản là một cây cầu dùng cho giao thông, Khaju còn là một đập nước với rất nhiều cửa cống nằm ẩn dưới các mái vòm. Mỗi khi những cổng thoát nước này đóng lại thì dòng nước phía sau cầu dâng cao, chảy vào các khu vườn dọc sông Zayandeh.
Trung tâm cây cầu có hai sảnh lớn mà người ta vẫn gọi là Prince Parlors, chuyên dùng để phục vụ các vị vua Shah.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More