Loading

Friends

Cách nhận diện và khắc phục một số lỗi phần cứng cơ bản

Trục trặc về phần cứng luôn là nỗi kinh hoàng đối với người sử dụng máy tính. Có trường hợp chúng ta có thể tự khắc phục, nhưng cũng có trường hợp chúng ta phải ngậm ngùi mang tới các dịch vụ sửa chữa máy tính.
Qua 1 thời gian sử dụng, chiếc máy tính của bạn bắt đầu cho thấy dấu hiệu của sự “lão hóa”. Các thiết bị lần lượt “dở chứng”, đôi khi “đình công” khiến chiếc PC đang chạy ngon lành bỗng treo cứng hoặc tắt ngóm làm bạn điên đầu. Thậm chí nhiều khi nhấn nút khởi động, màn hình chỉ hiện ra một hình ảnh vô cùng... đau lòng gồm nền đen chữ trắng và đứng trơ trơ như trêu ngươi. Bởi vậy, hãy cùng tìm hiểu 1 số lỗi về phần cứng thường gặp để biết nguyên nhân khiến chiếc máy tính bỗng trở nên cứng đầu.

RAM
Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến các sự cố máy tính như không thể khởi động, chạy chậm hoặc đột nhiên treo. Ngoài lí do tuổi tác, nhiều khi RAM lỗi do cách sử dụng của chính người dùng. Rất nhiều trường hợp người sử dụng máy vi tính đã mua và lắp những thanh RAM không phù hợp với mainboard và không hiểu tại sao máy tính không thể khởi động (Ví dụ mainboard chỉ hỗ trợ RAM DDR2 nhưng bạn lại cắm RAM DRR3).

Bên cạnh đó, những sự cố cũng bắt nguồn từ việc người sử dụng đã "bắt" chiếc RAM làm việc quá sức bằng việc chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc hoặc lạm dụng các phần mềm cheat, hack speed… Bởi vậy, bạn nên kiểm tra lại RAM nếu gặp những trường hợp như máy bị treo dù đang chạy những chương trình rất nhẹ nhàng hoặc khi máy phát ra những tiếng “bíp” ngắn liên tục lúc khởi động.
Hãy kiểm tra tiếp xúc của RAM, tháo ra lau chùi và cắm lại thật chặt. Nếu đang dùng 2 thanh RAM thì hãy chạy thử từng thanh RAM một bởi rất có thể 1 trong 2 thanh RAM của bạn đã bị lỗi. Để chắc chắn hơn, có thể sử dụng một số chương trình kiểm tra dung lượng và sức khỏe của RAM.

CPU

Nếu máy tính của bạn có hiện tượng chậm dần sau khi khởi động được 1 thời gian nhất định, treo hoàn toàn và không thèm khởi động bất chấp việc bạn "điên cuồng" nhấn nút Restart, hoặc hay thường xuyên tắt ngóm khi đang sử dụng thì nguyên nhân thường thuộc về bộ vi xử lý trung tâm (CPU). Chủ yếu lỗi trên là do CPU quá nóng. Nếu vậy, biện pháp giải quyết tốt nhất là bạn nên vệ sinh và bôi keo tản nhiệt cho Chip.
Tuy nhiên, cũng nên để ý xem liệu quạt tản nhiệt có bị hỏng hoặc bạn có vô tình quên cắm lại giắc nguồn của quạt tản nhiệt sau khi tháo ra để vệ sinh hay không. Một điểm cần lưu ý nữa là thùng máy. Hãy chọn một chiếc vỏ case tốt để đảm bảo luồng khí nóng tỏa ra khi các linh kiện hoạt động được lưu thông dễ dàng. Đừng ham rẻ vì điều đó có thể vô tình biến phần bên trong chiếc máy tính của bạn thành một "lò nung" thiết bị. Cuối cùng, bạn cũng nên cân nhắc đến việc thay CPU mới nếu màn hình đen ngòm lúc khởi động vì đó là dấu hiệu của một con chip đã "quá tuổi và kiệt sức".

Mainboard bị phù tụ
Mặc dù các dòng bo mạch chủ đời mới đã sử dụng tụ điện rắn nhưng các loại mainboard trước đây hầu hết là đều sử dụng tụ điện bằng chất lỏng. Bởi vậy, mainboard khi sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng một số tụ bị phù, nhất là những tụ gần CPU. Tụ bị phù sẽ khiến máy tính khó khởi động và có hiện tượng tắt đột ngột. Mặc dù vẫn chạy tốt nhưng khi kiểm tra main nếu bạn thấy có tụ bị phù thì nên thay ngay. Ngoài ra, tụ có thể bị phù do điện quá tải hoặc do bạn "ép xung" hơi mạnh tay.

Ổ cứng


Điều chúng ta dễ nhận ra dấu hiệu ổ cứng bắt đầu hư hại là máy đọc dữ liệu quá chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng lâu ngày, thường xuyên mất điện đột ngột hoặc tắt máy không đúng quy cách. Thêm vào đó, một thói quen xấu của nhiều người là ấn restart mỗi khi 1 ứng dụng nào đó bị lỗi “Not Responding” cũng khiến ổ cứng nhanh đến hạn nghỉ hưu.
Một lỗi khác thường gặp là không nhận ổ đĩa. Khi gặp lỗi này bạn sẽ thấy thông báo “Disk Boot Failure” và không thể khởi động được máy. Có thể ổ cứng của bạn đã bị hỏng. Hãy kiểm tra lại toàn bộ cáp ổ cứng cũng như cáp ổ CD room. Vệ sinh các điểm tiếp xúc như khe cắm, tất cả các đầu cáp data và cáp nguồn. Nếu không được, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần và "hầu bao" để sắm một chiếc ổ cứng mới.

Happy New Year!

Năm mới Tân Mão chúc mọi người có một năm tràn đầy sức khỏe, vạn sự như ý, phúc lộc đầy nhà!
Cám ơn mọi người đã ủng hộ blog của Duy trong suốt thời gian qua cho dù có nhiều lúc khó khăn dường như phải từ bỏ blog này. Sang năm mới Duy sẽ cố gắng tìm nhiều bài viết hay để chia sẻ tới các bạn những kinh nghiệm mình thu được. Happy New Year!

Alcohol 120% TG 1.9.8.7612 Full (Công cụ tạo ổ đĩa ảo tốt nhất hiện nay)




Alcohol 120% là đĩa CD / DVD thi đua và phần mềm ghi âm cho phép người dùng để sao chép đĩa. Cửa hàng của bạn nhất được sử dụng hoặc đĩa CD quan trọng như hình ảnh trên máy tính của bạn và chạy nó tại 200x tốc độ từ lên đến 31 đĩa CD ảo hoặc ổ đĩa DVD. Nồng độ tương thích với hơn 99% các ổ đĩa có sẵn. Nó hỗ trợ các loại tập tin ảnh mới nhất bao gồm - MDS, CCD, BIN, CUE, ISO, CDI, BWT, BWI, BWS, BWA và nhiều hơn nữa.

Linkdown: Ở đây

Chia ổ đĩa không cần Format

Việc thay đổi dung lượng của một phân vùng đã chia từ trước mà không làm mất dữ liệu hiện có thực sụ rất khó.
Thao tác tạo ra các phân vùng trên một ổ cứng mới được dân công nghệ gọi một cách dân dã là “chia ổ” mỗi ổ này sau khi được xác định kích thước cần được tiến hành định dạng ổ đĩa (Format) để có thể sử dụng được. Chính vì sau mỗi lần chia ổ các bạn đều phải tiến hành format mới có thể sử dụng được phân vùng đó nên hầu như không có cách nào có thể thay đổi kích thước của một phân vùng mà không làm mất dữ liệu đang có trên ổ đó.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng Windows 7 và bạn chỉ có nhu cầu cắt một phần dung lượng ít dùng đến của một phân vùng sang thành 1 phân vùng mới thì việc này hoàn toàn dễ dàng. Đó là bạn nên sử dụng công cụ Disk Management sẵn có trong Windows 7.
Ví dụ như máy tính của bạn hiện đang có 2 phân vùng C và D. Trong đó ổ C là phân vùng chứa hệ điều hành của bạn, và ổ D là một phân vùng phụ với dung lượng rất lớn, và bạn muốn cắt một phần dung lượng trống trên ổ D này sang thành một ổ E khác mà không làm mất dữ liệu hiện có trên ổ D? Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết của thủ thuật này.
Bước 1:
Mở Disk Management bằng cách Click chuột phải vào My Computer chọn Manage, Cửa sổComputer Management hiện ra, chọn dòng Disk Management ở cột bên trái.
Hoặc đơn giản hơn, các bạn mở Start Menu, gõ từ khóa diskmgmt.msc

Bước 2:
Tại cửa sổ Disk Management, các bạn click chuột phải vào phân vùng muốn cắt bớt dung lượng và chọn mục Shrink Volume.

Bước 3:
Một hộp thoại mới hiện ra, các bạn nhập dung lượng trống muốn cắt khỏi phân vùng đã chọn tính theoMegabytes (MB) vào ô Enter the amount of space to shrink in MB: và nhấn Shrink.

Disk Management sẽ tự tính toán dung lượng tối đa có thể cắt khỏi phân vùng hiện tại của ổ đĩa. Vì thế việc mất dữ liệu do sai sót khi khai báo dung lượng cần cắt là không thể xảy ra.
Việc còn lại của bạn là Format cho phần dung lượng mới cắt ra khỏi phân vùng trên và đặt tên cho phân vùng này.

101 tư thế "yêu" laptop

Bộ ảnh có tên Kamasutralap với tuyển tập các tư thế sử dụng laptop thường gặp nhất.
Kamasutra là một cuốn sách cổ biên khảo về nghệ thuật "giường chiếu" của Ấn Độ. Lấy ý tưởng từ đó, bộ ảnh có tên Kamasutralap ra đời, với tuyển tập các tư thế sử dụng laptop thường gặp nhất. Nếu bạn đang sở hữu cho mình một máy tính xách tay, đã bao giờ bạn để ý xem mình đang dùng laptop trong tư thế gì? Cùng theo dõi những hình ảnh dưới để tìm ra lời giải đáp.

Kiểu truyền thống với ghế ngồi đơn.


"Quỳ gối" trước laptop!


Không tốt cho cột sống chút nào!


Tư thế thường thấy trên giường.


Lên mạng hay... ngồi thiền?


Tại sao lại không ngồi xuống nhỉ?


Tư thế không tốt cho "sức khỏe"!


Dáng nằm ưa thích của nhiều bạn trẻ.


Tốt nhất nên ngồi dậy nếu không muốn cổ có vấn đề!


Đi vệ sinh cũng không rời laptop.


Tư thế này có vẻ không đẹp mắt cho lắm.


Tạo dáng người mẫu!


Nhiều khi đôi chân dường như hơi thừa thãi.


Mỏi tay lắm đây!


Một điểm tựa phía sau sẽ đem lại cảm giác dễ chịu!


Làm sao laptop có thể ở vị trí này được nhỉ?

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More