(Dân trí) - Là những hình ảnh hết sức vui nhộn, ngộ nghĩnh nhưng đều toát lên hơi thở bóng đá, những biểu tượng vui (mascot) trở thành một phần không thể thiếu trong các kỳ World Cup. Hãy cùng gặp lại những Juanito, Naranjito hay Footix trước khi chào đón Zakumi...
Cùng với những SVĐ mới, trái bóng được áp dụng công nghệ mới nhất, mỗi kỳ World Cup là một lần nước chủ nhà giới thiệu mascot (biểu tượng vui). Đó là những hình ảnh vui nhộn, đặc trưng nhưng mang đậm hơi thở bóng đá. Bắt đầu được chính thức giới thiệu từ World Cup 1966 (Anh), đến nay, những biểu tượng vui trở thành một phần không thể thiếu để nước chủ nhà giới thiệu với bạn bè quốc tế cùng chung niềm đam mê trái bóng tròn.
World Cup 1966 với biểu tượng vui "Willie".
Hình ảnh "cầu thủ" sư tử khoác trên mình chiếc quốc kỳ nước chủ nhà Anh quốc
World Cup 1970 và biểu tượng vui "Juanito Maravilla".
World Cup 1970 và biểu tượng vui "Juanito Maravilla".
Hình ảnh cậu bé đội trên đầu chiếc mũ đặc trưng của người Mexico, khoác chiếc áo đấu đội chủ nhà và dẫm trên trái bóng Telstar. Biểu tượng này được biết đến nhiều hơn 4 năm trước đó do World Cup 1970 lần đầu được truyền qua tivi.
World Cup 1974 với mascot "Tip & Tap".
Là hình ảnh hai cậu bé đại diện cho Đông Đức và Tây Đức cùng khoác vai nhau với dòng chữ viết tắt của Weltmeisterschaft (World Cup) 1974 trên áo.
World Cup 1978 với biểu tượng vui "Gauhito Mundialito".
Từng bị CĐV nhà chỉ trích do có hình dạng tương tự mascot của Mexico '70 nhưng đây là hình ảnh duy nhất có hình cậu bé cầm chiếc gậy thần kỳ đem đến niềm vui và hạnh phúc.
World Cup 1982 với biểu tượng vui "Naranjito".
World Cup 1982 với biểu tượng vui "Naranjito".
Là hình ảnh quả cam, trái cây đặc trưng của Tây Ban Nha, nước chủ nhà kỳ vọng vào giải đấu nhiệt huyết, thân thiện và phát triển.
World Cup 1986 và "Pique".
Với hình ảnh quả ớt, loại quả quen thuộc trong ẩm thực Mexico, Pique đã đánh bại hơn 600 biểu tượng khác để được chọn là mascot chính thức của Mexico '86.
World Cup 1990 với mascot "Ciao".
Mang hình ảnh tên nước Italia cách điệu, mascot của Italia '90 được thể hiện trong động tác của một cầu thủ. Dù vậy, đây vẫn bị coi là mascot "ít thân thiện" đối với nhiều CĐV.
World Cup 1994 và "Stryker".
Được thiết kế bởi hãng hoạt hình danh tiếng Warner Bros, Stryker là hình ảnh chú chó, vật nuôi quen thuộc của người dân Mỹ trong trang phục cầu thủ nước chủ nhà. Đây được coi là mascot đơn giản và thân thiện.
World Cup 1998 với biểu tượng "Footix".
World Cup 1998 với biểu tượng "Footix".
Là từ ghép giữa "Football" và "Asterix" (nhân vật hoạt hình nổi tiếng ở Pháp), Footix có hình dáng chú gà trống Pháp. Đáng tiếc, Footix lại bị nhiều CĐV đánh giá "ít đạt về mặt thẩm mỹ".
World Cup 2002 và "The Spheriks".
World Cup 2002 và "The Spheriks".
Là sự kết hợp của 3 nhân vật Ato (vàng), Nik (xanh) và Kaz (tím), đây là mascot đậm màu sắc Á đông nhưng lại được thiết kế rất hiện đại.
World Cup 2006 với mascot "Goleo VI".
Được thiết kế bởi họa sỹ Jim Henson, chú sư tử Đức có chút khác biệt là chỉ khoác duy nhất trên mình chiếc áo đấu số "06".
Và World Cup 2010 cùng hình ảnh "Zakumi".
Và World Cup 2010 cùng hình ảnh "Zakumi".
Đây là biểu tượng chú báo vui nhộn mang đậm phong cách, tinh thần của nước chủ nhà Nam Phi.