Cây cầu dài nhất thế giới - Brooklyn ở thành phố New York là công trình đáng ngưỡng mộ của hai thế hệ cha và con nối tiếp, của vợ và chồng...
Trước khi Golden Gate hoàn thành, hầu hết mọi người cho rằng xây dựng nó là nhiệm vụ bất khả thi. Năm 1916, người ta nói đến ý tưởng về một cây cầu bắc qua vịnh Golden Gate, vịnh chia cắt San Francisco Penisula và Marin Headlands.
Mặc dù ý tưởng đó ngay lập tức bị bác bỏ bởi chi phí xây dựng được cho là quá đắt đỏ (khoảng 100 nghìn đô), nhưng một công nhân xây dựng kì cựu tên là Joseph Strauss đã thực hiện chiến dịch vận động hành lang kéo dài suốt hai thế kỉ nhằm hiện thực hóa ý tưởng kể trên.
Khi đó, cầu Golden Gate vấp phải sự chống đối quyết liệt từ nhiều phía: Vụ chiến tranh cho rằng nó sẽ chen ngang vào giao thông của tàu thuyền và tổ chức đường xe lửa Nam Thái Bình Dương cũng xem cây cầu là vật cản đối với dịch vụ kinh doanh tàu bè của họ.
Thoạt đầu, công chúng thậm chí còn tỏ ra ghét bỏ cây cầu này bởi thiết kế ban đầu của Strauss quá xấu. Tuy vậy, sau 22 năm tìm nguồn vốn hỗ trợ, chiếc cầu tuyệt đẹp đã hiện diện trong cuộc sống tại vịnh Golden Gate. (Ảnh: SF Museum)
Màu sơn hiện tại của Golden Gate Bridge thực ra không hoàn toàn là màu đỏ - đó là màu cam pha sắc đỏ son, mà người ta vẫn gọi là International Orange. Màu sắc của cây cầu đã được chọn lựa rất tỉ mỉ bởi nó chính là yếu tố giúp làm nổi bật hình ảnh của chính Golden Gate giữa sương mù.
2. Tower Bridge
Thiết kế tổng thể là xây dựng một cây cầu với hai ngọn tháp trên khu vực đập ngăn sóng nhằm tránh làm cản trở quá trình giao thông của cảng gần đó.
Một năm sau thi công, kiến trúc sư Jones mất, thế vào vị trí của ông là George D. Stevenson, người sau đó đã chỉnh sửa một số phần trong bản thiết kế ban đầu. Theo Stevenson, ông muốn Tower Brigde phải có cái gì đó hòa hợp và đồng điệu với Tháp London, vì vậy ông bỏ thiết kế ốp gạch bên ngoài chiếc cầu đi, thay vào đó, ông chọn kiến trúc Gothic Victoria.
Khi cây cầu được khánh thành vào năm 1894, nó nhận được nhiều lời bàn tán mang tính tiêu cực từ phía công chúng “Tower Brigde… quá phô trương và bóp méo nền kiến trúc thật sự…” (Nguồn: Waddell, J., Kiến trúc công trình cầu đường, Google Books).
3. Brooklyn Bridge
Năm 1855, kĩ sư John Roebling bắt đầu các nét phác thảo đầu tiên cho cây cầu treo dài nhất thế giới này, với những ngọn tháp sừng sững cao nhất Tây bán cầu: cầu Brooklyn ở New York (Mỹ).
Roebling phải mất tới hơn 14 năm để thuyết phục cả thành phố xây dựng cây cầu này.
Sau khi nhận được quyết định chấp thuận cho thi công cây cầu, Roebling đã bị gãy chân khi đang đi khảo sát thực địa. Ba tuần trước thời điểm diễn ra lễ động thổ, ông mất vì bệnh uốn ván.
Một điều thú vị về cây cầu: Brooklyn bám trụ cực kì vững chắc trong khi những cây cầu xây dựng trong cùng khoảng thời gian với nó bị sụp đổ.
The Wind and Rain Bridge (Cầu mưa và gió) là công trình xây dựng của người Dong (một nhóm dân tộc thiểu số) tại Trung Quốc. Chính môi trường sống trong những vùng đất thấp, bao quanh bởi nhiều thung lũng và sông nước nên người Dong là những người thợ xây cầu cừ khôi.
Người ta gọi cây cầu này với cái tên The Wind and Rain Bridge bởi nó không chỉ giúp người Dong vượt sông an toàn, mà còn bảo vệ họ khỏi những yếu tố gây họa khác.
Người Dong không dùng đinh và vít để xây dựng cây cầu, mà họ dùng các mộng gỗ để khớp chúng lại với nhau.
Cầu Chenyang, cây cầu bắc qua dòng Linxi, gần làng của người Dong, được xem là chiếc “cầu mưa gió” lớn nhất và đẹp nhất. Chenyang có tuổi thọ gần 100 năm, và cũng giống như những chiếc cầu “gió và mưa” khác, người ta xây dựng nó mà không dùng đến bất kì chiếc đinh vít nào.
Đây là chiếc cầu bắc qua sông Arno. Ponte Vechio còn hơn cả một chiếc cầu, nó là đường phố, là nơi họp chợ và hơn hết, là mốc đánh dấu của xứ Florence, Ý.
Cây cầu được xây dựng vào năm 1345 bởi Taddeo Gaddi. Gaddi tìm nguồn vốn để xây dựng cây cầu bằng cách cho các thương nhân tại Florence thuê dọc hai bên cầu để bày bán hàng hóa của họ.
Tồn tại được qua các trận lũ lớn, thì đến suốt Thế chiến thứ II, cây cầu phải đối mặt với nguy cơ bị chôn vùi khi những trận bom liên tục của người Đức đang thổi tung từng chiếc cầu tại Florence. Đây là hành động phá hoại Ponte Vechio có chủ định và chỉ đạo từ Hitle.
Người ta có thể tự hào khi nói rằng: từ “bankruptcy” (tiếng Việt là “phá sản”) có gốc gác từ Ponte Vechio. Khi một thương gia không còn đủ khả năng trả nợ, thì binh lính ở đây sẽ đập vỡ cái bàn (hay “banco”) mà người đó hay dùng để bán hàng. Một khi không còn cái bàn đó nữa, nghĩa là người bán hàng đấy bị phá sản.
Những cây cầu mái che bắt đầu nổi tiếng khi chúng xuất hiện trong bộ phim The Bridges of Madison County của Clint Eastwood công chiếu năm 1995.
Trước đó, người dân khắp Châu Ấu và đặc biệt là Bắc Mĩ luôn tự hào về hàng trăm cây cầu như thế này được xây dựng trong thị trấn của họ. Người ta gọi chúng bằng những cái tên trìu mến “kissing loves” hay “tunnels of love”.
Cuối thế kỉ 19, gỗ ở đây rẻ bèo và rất nhiều, nên điều đó là tự nhiện khi chúng được làm bằng gỗ. Nhưng tại sao lại phải đóng mái cho chúng? Thật đơn giản, đây vốn là nơi hò hẹn của các đôi tình nhân và cũng bởi nếu có các vách gỗ che chắn khỏi các yếu tố phá hoại thì các thanh xà cầu sẽ có tuổi thọ lâu hơn.
Ông này đã sử dụng khoảng 400 tấn sắt và 800 khuôn đúc để phục vụ cho quá trình thi công cây cầu. Phải mất tới ba tháng để ghép những tấm sắt đúc này lại với nhau.
Cây cầu sắt đóng vai trò to lớn trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp. Tuy vậy, Darby lại không nhận được những gì ông đáng được hưởng do đánh giá thấp chi phí xây dựng cầu, vì thế cho đến cuối đời, ông vẫn ngập trong nợ nần.
Cuối thế kỉ 19, tại Venis (Ý), người ta xây dựng một cây cầu bắc qua sông Rio di Palazzo, nối nhà tù Doge với khu thẩm vấn tội phạm tại đây, đó là cầu Brige of Sigh (tiếng Ý là Ponte dei Sospiri/ tiếng Việt là: cầu của những tiếng thở dài).
Giả thiết cho rằng có cái tên đấy là để chỉ nuối tiếc của những người tù khi trông ra các ô cửa sổ, vô vọng vì họ không còn cơ hội được thấy Venis tươi đẹp trước khi bị bỏ tù, chịu án tử hình, hoặc chung thân.
Cây cầu được xây dựng bởi Antonio Contino, năm 1600. Có một truyền thuyết ở đây cho rằng nếu những đôi tình nhân hôn lên những chiếc thuyền đáy trên con sông đào mà Bridge of Signs bắc qua lúc hoàng hôn thì tình yêu của họ sẽ mãi mãi vững bền.
Pont du Gard là cây cầu bắc qua sông Gard ở phía Nam nước Pháp, được mệnh danh là một kiệt tác Roma cổ.
Cây cầu lúc đầu được xây dựng không phải với mục đích giao thông đi lại, mà thực ra là một máng nước dài khoảng 50km, có sức chứa 5 nghìn ga-lông nước (tương đương 20.000m3), đươc làm bẳng những tảng đá đẽo gọt đặt khít vào nhau một cách hoàn hảo mà không dùng vữa, có những tảng đá nặng tới 6 tấn.
Cầu đươc xây vào thời kỳ 63-12 BC, là công trình của Marcus Vipsanius Agrippa, con rể của vua Caesar Augustus.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét