Loading

Friends

10 "phát minh vũ khí" điên khùng nhất thế kỷ

Trong chiến tranh, đổi mới vũ khí có thể mang tới chiến thắng ngoạn mục cho phe này và gây thất bại bất ngờ cho phe kia. Tuy nhiên cũng có những sáng kiến rất quái dị, thậm chí "điên khùng".

Dưới đây là 10 phát minh được các chuyên gia quân sự bình chọn là "điên khùng" nhất trong thế kỷ 20:

Chó chống tăng, được Liên Xô dùng trong Thế chiến II để chống lại xe tăng Đức. Những con chó này được huấn luyện tìm thức ăn dưới những chiếc xe tăng và bị bỏ đói trước mỗi trận đấu. Khi sắp lâm trận chúng được cho mang bom trên lưng, kèm đó là đòn bẩy sẽ bật lên khi chó chui xuống gầm xe. Khi đòn bẩy rơi trở lại, con chó sẽ phát nổ

Xe tăng hình xoắn ốc. Theo ý đồ của người thiết kế, nó có thể tiến vào chiến trường bất kể địa hình. Tuy nhiên do di chuyển không ổn định và nặng nề, nó đã không được dùng đến

Súng nòng cong, được dùng trong chiến đấu ở nội ô, cho phép người dùng bắn hạ kẻ thù nấp sau những ngõ ngách và tường bê tông.

Xe tăng Sa hoàng. Đây cũng là sản phẩm của Nga nhưng sớm bị loại bởi quá cồng kềnh và không mấy hữu dụng trong chiến đấu thật sự

Bóng phòng không được dùng trong Thế chiến II. Tác dụng: cản trở máy bay địch bay tầm thấp để rải bom bằng cách dùng những sợi dây kim loại căng và thiết bị nổ

Habbakuk, dự án chế tạo tàu sân bay từ pykrete - một hỗn hợp giữa nước đá và bột gỗ. Chiến tranh đã kết thúc trước khi dự án có thể thành hiện thực

Bom dơi được người Mỹ sáng tạo trong Thế chiến II để đối phó với Nhật Bản. Chế tạo bom này khá đơn giản: đặt thiết bị nổ gây cháy lên những con dơi không đuôi Mexico, sau đó thả chúng xuống thành phố của kẻ thù để phá hủy cơ sở hạ tầng

Mìn bánh xích Goliath do Đức chế tạo và dùng trong Thế chiến II. Loại mìn này dùng chống xe tăng và được điều khiển từ xa

Xe jeep bay. Ý đồ của người phát minh là tạo ra loại máy bay trực thăng đủ nhẹ để có thể hạ cánh bất kỳ địa hình nào, tuy nhiên ý tưởng này không thành hiện thực dù có nhiều mẫu thử được tạo ra

Tàu sân bay có thể bay, tuy nhiên thiết kế này chỉ nằm trên giấy do dễ dàng bị bắn hạ, tiêu thụ nhiều nhiên liệu và có ít lợi thế trên chiến trường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More