Loading

Friends

Top 10 website xấu mà khủng - Tại sao họ làm được như vậy?

Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng một website có thiết kế đẹp là một nền tảng quan trọng để tạo nên một website có lượng traffic dồi dào hay một blog có sức ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, có rất nhiều website đã đi ngược lại hoàn toàn với những xu thế thiết kế của thời đại. Đó là những website xấu một cách tàn bạo. Vậy nhưng, nó lại luôn có những thứ hạng cao, thậm chí nhiều website có mức Alexa Rank cao ngất ngưởng và một PageRank đáng mơ ước với mọi blogger.

Dưới đây chính là danh sách 10 website mình tìm được. Chúng có thứ hạng cao đến bất ngờ, với một giao diện đủ khiến bạn phải giật mình.

1. Dmoz (Alexa: 558, PR: 8)
http://www.vietsol.net/uploads/image/1.png
Một website có giao diện vô cùng xấu xí và tẻ nhạt. Nhìn vào website này, bạn sẽ có ngay một cảm tưởng về một website thế hệ cũ 1.0 đã không còn cập nhật và bỏ hoang. Vậy nhưng thật bất ngờ, vượt qua cả Google Add URL và Yahoo Site Submission, Dmoz chính là Website Directory hàng đầu thế giới.

2. Internet Movie Database (Alexa: 43, PR: 9)
http://www.vietsol.net/uploads/image/2.jpg
Nếu như bạn cho rằng một website đủ sức thu hút các fan điện ảnh phải có một giao diện bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu như nhìn vào Imdb, bạn sẽ phải nghĩ lại. Dẫu rằng đã hàng chục năm qua, Imdb vẫn không hề thay đổi giao diện của nó. Nhưng cũng hàng chục năm qua, Imdb luôn là nơi tụ họp số một của các fan điện ảnh trên toàn thế giới.

3. Craiglist (Alexa: 33, PR: 7)
http://www.vietsol.net/uploads/image/3.gif
Từ năm 1995 đến nay, Craiglist vẫn hoàn toàn không hề thay đổi giao diện của nó. Đó là một website chỉ với những tính năng cơ bản nhất của một diễn đàn. Nó chỉ sử dụng duy nhất 5 màu, đảm bảo chất lượng tối ưu ngay cả khi bạn in nó thành một ảnh GIF. Nhưng thứ hạng và khả năng hoạt động của nó đủ sức khiến tất cả các forum mạng trên thế giới phải ghen tị.

4. Guardian.co.uk (Alexa: 220, PR: 9)
http://www.vietsol.net/uploads/image/4.jpg
Nhìn vào website, bạn sẽ chỉ bị ấn tượng bởi phong cách thiết kế lộn xộn. Nhưng Guardian.co.uk luôn là cổng thông tin hàng đầu của Anh Quốc. Nếu như Việt Nam có vnexpress.net thì Anh Quốc có Guardian.co.uk

5. Wikipedia (Alexa: 6, PR: 9)
http://www.vietsol.net/uploads/image/5.jpg
Đã từ bao năm nay, Wikipedia luôn là bộ bách khoa toàn thư Internet lớn nhất thế giới, vượt lên mọi bộ từ điển bách khoa toàn thư khác với khối lượng thông tin đa dạng và vô cùng đồ sộ. Bộ cánh của nó chẳng bao giờ khiến người dùng phải cằn nhằn mà chỉ làm cho các designer muốn bỏ nghề.

6. Drudge Report (Alexa: 429, PR: 7)


Một trong những cổng thông tin lớn cập nhật thông tin của chính phủ Hoa Kỳ lại có một giao diện xấu xí và nghiệp dư đến mức mà ngay cả những nhà thiết kế không chuyên hay mới vào nghề cũng không thể có bản thiết kế tồi tệ đến như vậy. Nếu bạn lấy screenshot của trang web này thì bạn sẽ gặp trường hợp hiếm hoi khi file PNG nhẹ hơn JPG. Và điều gì xảy ra khi bạn điền Website trên W3C Markup Validation? 207 errors và 36 warnings! Đây chắc chắn là website xấu xí thành công nhất.

7. A-Z Lyrics (Alexa: 1484, PR: 6)

Những nhà quản trị và điều hành A-Z Lyrics chẳng bao giờ tính đến chuyện thiết kế lại một giao diện đã sử dụng được hơn 10 năm. Họ chỉ biết âm thầm cập nhật các bài hát, ca khúc, lời và nhạc,… Và với con số ca khúc lên đến hàng chục triệu, A-Z Lyrics xứng đáng là kho tư liệu ca nhạc số 1 thế giới.

8. Ezine Articles (Alexa: 127, PR: 6)
http://www.vietsol.net/uploads/image/8.jpg
Một website mỗi lần truy cập chỉ khiến cho người dùng một cảm tưởng về sự chói mắt và khó chịu. Nhưng Ezine Articles luôn là một trong những nơi tập hợp các bài viết lớn nhất và là một kho tư liệu khổng lồ do người dùng đóng góp. Ngay cả trong website, bạn có thể thấy cả bài Your Ugly Website is Killing Your Business. Và thật sự Ezine Articles đi ngược lại điều này.

9. TechCrunch (Alexa: 354, PR: 8)

TechCrunch sở hữu một giao diện đơn điệu và xấu xí. Nhưng nếu bạn không biết TechCrunch là gì thì thật sự bạn là một con người lạc hậu. Đây chính là website về công nghệ thông hàng đầu thế giới.

10. Minh Mèo Blog (Alexa: 135,562, PR: 3)

Nếu có cuộc thi kể về những khuyết điểm trong giao diện, ta có thể kể hàng tá. Nhưng thành công của blog có chiều ngang quá khổ này là không thể phủ nhận. Đã gần năm nay, Minh Mèo Blog luôn là một trong những blog lớn nhất của Việt Nam với những thông tin hữu ích dành cho các bloggers. Một ví dụ thật sự về “content is king” cho cộng đồng blogger Việt Nam.

Tổng kết

Tại sao những website xấu xí trên lại thành công đến vậy. Phải chăng họ không có khả năng thiết kế một website đẹp hơn? Có lẽ sẽ mất cả giờ để phân tích với những yếu tố khách quan đến không ngờ. Nhưng nếu nhìn vào cốt lõi thành công của họ, bạn sẽ thấy điểm mấu chốt của vấn đề chính là nội dung.

Câu nói “Content is king” thật sự hoàn toàn đúng. Nội dung chính là thước đo của thành công. Không phải giao diện, không phải là thiết kế mà chính là nội dung mới quyết định chất lượng thật sự của website. Những giao diện, thiết kế bóng bẩy rõ ràng chỉ là nhân tố hỗ trợ, tạo nét ấn tượng và cảm giác về sự chuyên nghiệp ban đầu. Bạn có thể có một website đẹp nhất, người dùng sẽ bất ngờ và sững sờ trước thiết kế tuyệt vời của bạn. Nhưng dù cho website của bạn có đẹp đến đâu đi chăng nữa thì nếu họ chẳng tìm được gì từ website. A-Z Lyrics có thể xấu xí, nhơ nhuốc, nhưng con số 10 triệu bài hát của nó thì không một website âm nhạc nào địch nổi. Dmoz như một website thế hệ 1.0, nhưng với 4,530,391 sites được đăng lên thì ngay cả gã khổng lồ Google cũng phải chịu khuất phục.

Những ví dụ trên đây hoàn toàn không phải là sự khuyến khích tạo ra những website xấu xí để rồi nâng tầm bằng chất lượng. Nếu như truy cập vào website của bạn mà đập ngay vào mắt người dùng chỉ là cả một vùng trắng xóa hoặc một đám text hỗn độn thì không chắc khả năng họ sẽ rê chuột xuống đọc tiếp website của bạn có vượt nổi 0.1%. Giao diện website thật sự cũng rất quan trọng, đặc biệt với xu thế thiết kế website hiện thời. Giao diện sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, còn nội dung sẽ là nền tảng thành công cho website của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More